Bỏ túi các kinh nghiệm khi mua máy tính cũ

Để có thể lựa chọn được máy tính cũ chất lượng mà giá thành lại rẻ phù hợp với túi tiền của bạn thì bạn cần phải tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về máy tính. Bài viết dưới đây của An Phát hi vọng có thể giúp ích được các bạn trong việc lựa chọn được một sản phẩm ưng ý.

Bài viết liên quan:

Cách kiểm tra khi lựa chọn máy tính cũ


Bỏ túi các kinh nghiệm khi mua máy tính cũ

Kiểm tra lựa chọn máy tính cũ

Kiểm tra lỗi trên ổ cứng

Đầu tiên khởi động máy boot vào Hirent Boot sau đó chọn Hard Disk Tool | MHDD
Gõ số tương ứng với HĐ trên màn hình, nhấn F4 2 lần cho chương tình kiểm tra bad sector từ đầu đến cuối. Màn hình sẽ hiện ra những điểm đỏ hoặc dấu X là bị lỗi, vùng có tốc độ đọc châm sẽ có màu hồng, xanh.
Bạn quan sát góc trên bên trái sẽ thấy tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa, tốc độ 35.000 Kb/s trở lên thì có thể dùng được.
 

Kiểm tra RAM


Bỏ túi các kinh nghiệm khi mua máy tính cũ
Kiểm tra Ram trên máy tính cũ

Ta dùng cách ép máy chạy cùng lúc thật nhiều phần mềm ứng dụng để máy sử dụng tối đa bộ nhớ RAM đang có. Việc này có thể kiểm tra được bộ nhớ có bị lỗi ở bất kỳ ô nhớ nào hay không. Có thể dùng cách bật thật nhiều cửa sổ Windows Explorer (Phím Windows + E) cho đến khi nào máy báo đầy bộ nhớ, nếu không bị khởi động lại hoặc màn hình xanh thông báo lỗi là ổn.

Kiểm tra CPU


Bỏ túi các kinh nghiệm khi mua máy tính cũ
Kiểm tra CPU

CPU rất ít bị lỗi, khởi động được vào Windows là ok. Nên kiểm tra thêm tốc độ thực của CPU. Tốc độ kiểm tra ở phần Properties của My Computer chưa chắc đã chính xác vì thông tin này có thể chỉnh sửa được trong phần Registry của Windows. Ta sử dụng phần mềm CPU-Z chuẩn bị ở đầu bài viết để có được thông tin chuẩn nhất.

Kiểm tra màn hình:

Bỏ túi các kinh nghiệm khi mua máy tính cũ
Kiểm tra bàn phím 
 
bàn hình lcd cũ thường hay gặp phải lỗi bị mờ, độ sáng không ổn định, màn hình bị rung, chữ nhiễu. Bạn cần kiểm tra settup đúng chưa? xem các nút có bị liệt không.

Cách kiểm tra máy tính laptop cũ

Kiểm tra tổng thể

Bạn phải kiểm tra sơ lược bên ngoài một cách cẩn thận laptop bạn đang định mua xem nó có bị nứt hay vỡ chỗ nào không? Các cạnh viền có bị hở không? Hãy chú ý các góc máy và khu vữ bản lề, đó mới là các vị trí quan trọng mà hay bị bỏ qua.

Kiểm tra màn hình


Bỏ túi các kinh nghiệm khi mua máy tính cũ
Kiểm tra màn hình máy tính cũ

Đầu tiên khi kiểm tra bạn phải yêu cầu người bán lau sạch màn hình đi để kiểm tra xem nó có bị trầy xước gì không. Nếu xước mờ có thể chấp nhận được, những nếu xước mạnh ảnh hưởng đến tầm nhìn thì bạn nên cân nhắc lại.
Sau đó bạn hãy sử dụng phần mềm Dead pixel tester để kiểm tra xem màn hình có bị kẻ vạch hay bị điểm chết hay không. Khi chạy phần mềm này sẽ chuyển nền màn hình lần lượt thành nhiều màu khác nhau. Mỗi khi chuyển sang 1 màu nền, hãy nhìn kĩ toàn bộ màn hình xem có điểm chết hay kẻ vạch hay không. Bạn hãy lưu ý các đường kẻ ở sát cạnh màn hình là rất khó nhìn ra.

Kiểm tra loa

Bạn hãy mở nhạc lên và kiểm tra loa xem nó có bị rè không. Lưu ý kiểm tra cả 2 loa xem có bên nào bị rè và mất tiếng không.

Kiểm tra ổ đĩa quang

Khi đi mua, bạn hãy mang theo mấy chiếc đĩa CD và cả DVD để thử. Có nhiều trường hợp máy bị lỗi chỉ đọc được đĩa CD mà không đọc được DVD và ngược lại.

Kiểm tra bàn phím

Bạn phải xem bàn phím xem có nút nào bị liệt không. Gõ thử tất cả các chữ trên bàn phím và các nút chức năng.
Hoặc đơn giản hơn là cài thử KeyboardTest và nhấn lần lượt từng phím, bạn miết tay từ phím đầu tiên đến phím cuối cùng trên một hàng. Phím màu xanh lá là OK, phím lỗi hoặc bị kẹt sẽ có màu xanh dương, đỏ.

 Kiểm tra chuột cảm ứng

Thử chuột xem có bị nhảy lung tung hay không, hoặc là di mãi chuột không di chuyển. Có máy khi cắm sạc vào là bị nhảy chuột, nguyên nhân là do adapter không chuẩn, yêu cầu người bán cài lại để thử.

Kiểm tra pin Laptop

Dùng phần mềm Battery Mon để kiểm tra dung lượng pin.
Bật phần mềm lên, chọn info / battery information. Có 2 thông số cần chú ý là Design Capacity và Full Charge Capacity. Design capacity là dung lượng pin khi mới xuất xưởng, full charge capacity là dung lượng hiện tại còn lại khi sạc đầy.

Kiểm tra ổ cứng

Kiểm tra bằng phần mềm mHDD có trong bộ đĩa Hiren Boot CD là tốt nhất nếu như bạn có kĩ thuật. Nếu không, bạn có thể dùng phần mềm Hardisk Sentinel cũng cho kết quả đúng đến 80%
Đơn giản là cài và bật phần mềm lên, nếu ở mục Health báo Excellent hoặc Good là ổ cứng còn tốt, nếu có cảnh báo Fail hoặc Critical tức là ổ cứng đã bị lỗi.

Kiểm tra Wifi

Bạn hãy xem máy có bắt wifi tốt không, khi dùng có bị lag không. Cần sử dụng cả điện thoại xem laptop bắt tốt hơn hay điện thoại. Nếu laptop bắt yếu hơn điện thoại thì bạn nên cân nhắc lại.

Kiểm tra cấu hình Laptop

Đây là một kiểm tra rất đơn giản những cũng không nên bỏ qua, bạn phải kiểm tra xem cấu hình máy có đúng với những gì mà người bán nói hay không. Nếu bạn đang dùng máy tính chạy Windows 8 trở lên hãy tìm đến biểu tượng “This PC” -> nhấn chuột phải -> chọn “Properties”.

Chọn một địa chỉ bán Laptop cũ uy tín


Bỏ túi các kinh nghiệm khi mua máy tính cũ
An Phát địa chỉ uy tín bán máy tính cũ mới

Nếu bạn có thể nẵm rõ được tất cả những cách để kiểm tra máy tính trên thì bước cuối cùng chính là bạn phải chọn một chịa chỉ có uy tín để mua. Hãy đến với máy tính An Phát, chúng tôi có rất nhiều mẫu mã của các thương hiệu uy tín, nhân viên nhiệt tình hỗ trợ, chế độ bảo hành trọn đời.
Tin tức liên quan
Thiết kế và phát triển website bởi kenhdichvu.vn